Các bài đăng của tác giả Vũ Thanh.



Phượng Vĩ

Tác giả: Vũ Thanh

Sáng tác: Vũ Thanh
Viết cho Bản trường ca QUY NHƠN ĐÔI MẮT NGƯỜI XƯA
Hoàng Thục Linh trình bày trong đêm ra mắt trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT

của tác giả Vũ Thanh tại Philadelphia ngày 22-5-2016.

Thu hỡi mang chi những giọt Ngâu
Người hỡi bây giờ biết về đâu
Lá rơi từng cánh ngoài cữa lớp
Ta khóc thầm cho mối tình đầu Continue reading

Đón giả vương, Càn Long trải gấm lót vàng.

Đầu tháng mười hai, được tin báo sứ bộ của Nguyễn Quang Hiển trở về, Phan Văn Lân cùng Nguyễn Văn Danh vội lên biên giới, sang Chiêu Đức Đài để tiếp nhận ấn tín và bằng sắc. Sau nghi lễ, Phan Văn Lân trao cho Phúc Khang An một bức thủ thư của vua Quang Trung và nói:

–  Xin ngài Tổng đốc chuyển gấp bức thư này đến tay Nguyễn Hoằng Khuông giúp cho.

Khang An hỏi:

–  Thư của ai mà gấp vậy?

–  Vì Quốc mẫu đang ốm nặng, quốc vương chúng tôi nghe nói nhân sâm qúy quốc rất tốt nên dặn Hoằng Khuông khi trở về tìm mua một ít để Quốc mẫu dùng.

Continue reading

Thập Toàn Lão Nhân

 

…Đó là một quần đảo trên biển Đông, ngoài khơi Thuận – Quảng. Tín Nhi, Hoàng Nhi và Lương Văn Canh đứng trước mũi chiếc đại thuyền đang lướt sóng tiến gần đến bờ một hòn đảo lớn phía Tây Nam. Nhìn từ xa xa, các hòn đảo giống như những đụn cát vàng nổi lên trên mặt nước, lấp loáng ánh tà dương trông như những núi vàng vô cùng ngoạn mục. Hoàng Nhi không khỏi buộc miệng trầm trồ:

–  Đẹp quá! Thiên tổng và Tín ca xem chúng giống những núi vàng không kìa. Có tất cả bao nhiêu đảo, Thiên tổng?

Lương Văn Canh chỉ tay một vòng đáp:

–  Không biết chính xác được. Nhưng ít nhất phải trên trăm hòn. Thấy lá cờ Tây Sơn phất phới kia không? Đó là nơi đồn trú của thủy đội Hoàng Sa. Ngôi am nhỏ của Tịnh Quang sư phụ cách đó không xa.

Hoàng Nhi náo nức:

–  Nhanh lên. Chúng ta hãy ghé am gặp Lâm ca trước.

Tín Nhi nhắc:

–  Đã chắc đâu mà gặp Lâm ca. Huống chi anh ấy nay đã là Thiền sư đạo hạnh lánh đời. Chú mày đừng gọi là Lâm ca nữa. Nhất là những chuyện quá khứ. Continue reading

Nhất Thống Sơn Hà – [tt]

NHẤT THỐNG SƠN HÀ Hồi thứ hai mươi chín


Về Kinh Bắc, vua Quang Trung yêu làn Quan họ

Sợ Tây Sơn, Thang Hùng Nghiệp tính chước cầu hòa

https://www.youtube.com/watch?v=g5zuHWvFWQs

Vào Thăng Long được vài hôm đã có thám báo từ biên giới phi ngựa về báo tin. Vua Quang Trung cho đòi vào hỏi:

Tình hình biên giới thế nào?

Viên thám báo háo hức tâu:

Muôn tâu Hoàng thượng. Hai vị Đô đốc Lộc, Đô đốc Tuyết và Hám Hổ hầu đã dàn quân càn quét toàn bộ quân Thanh về bên kia biên giới. Tôn Sĩ Nghị, vua tôi Lê Chiêu Thống đã chạy thoát sang Tàu, chỉ có bọn Lê Duy Chỉ lẩn trốn vào rừng sâu vùng Tuyên Quang chưa bắt được. Ba vị Đô đốc đang đóng quân dọc theo biên giới hai nước và tung tin sẽ tấn công sang đất Thanh để bắt vua tôi nhà Lê khiến dân Thanh lo sợ bỏ cả làng xóm di tản vào sâu trong đất liền, cả một vùng biên giới sâu mấy trăm dặm vắng ngắt không có một bóng người.

Vua Quang Trung nghe báo vỗ ghế cười ha hả nói:

Làm hay lắm. Đây hẳn là kế rung cây nhát khỉ, đả thảo kinh xà của Nguyễn Văn Lộc phải không?

Dạ, Hoàng thượng đoán việc như thần. Đúng là kế của Đô đốc Lộc.

Continue reading

Nhất Thống Sơn Hà – 3

Hồi thứ hai mươi bảy

Vì đại nghĩa, Nguyễn Nhạc thoái vị nhường ngôi

Thuận lòng dân, Nguyễn Huệ đăng cơ Hoàng đế.

*

Trần Văn Kỷ và Nguyễn Quang Hiển vào đến Quy Nhơn ghé về thành Chánh Mẫn thăm Nguyễn Lữ trước. Lê Văn Kỷ trình bày mọi diễn biến ở Thăng Long, đưa tờ bố cáo của Phú Cương, Tổng đốc Vân – Qúy cho Nguyễn Lữ xem, cuối cùng ông nói:

Bắc Bình vương sai tôi và cháu Hiển vào Quy Nhơn tâu xin Hoàng thượng gửi viện binh để chống lại giặc Thanh nhưng có dặn phải ghé thăm Vương gia trước để nhờ Vương gia tâu giúp cho thì việc mới chóng thành công.

Nguyễn Lữ thở dài nói:

Ta vừa bỏ Gia Định về đây, Hoàng thượng vì thế mà đã nổi cơn lôi đình, tuy người không bắt tội nhưng cũng khiến lòng ta rất hổ thẹn. Nghe nói Hoàng thượng vừa cho người mang thư ra Phú Xuân yêu cầu chú Huệ đem binh vào nam tiễu trừ Nguyễn Ánh, có lẽ thư chưa đến nơi thì ông đã lên đường vào đây phải không?

Continue reading

Tâm Sự Ngọc Hân Công Chúa

 

Tâm sự NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

(Trích Hồi thứ 25 – Tiểu thuyết dã sử Nhất Thống Sơn Hà của Vũ Thanh)

Đêm Trung Thu năm Mậu Thân (1788) trăng vằng vặc sáng. Trong khi dân chúng khắp kinh kỳ Phú Xuân tưng bừng múa lân, rước đèn đón Tết Trung Thu, nơi vườn hoa cạnh Bắc cung, Nguyễn Huệ đang cùng Ngọc Hân thong thả uống rượu ngắm trăng bên bờ hồ bán nguyệt. Từ khi đưa Ngọc Hân công chúa về Phú Xuân, mặc dù rất mực yêu thương người vợ tài sắc vẹn toàn này, Nguyễn Huệ vẫn phải coi Bùi Thị Lan là chánh thất theo chỉ dụ của vua Thái Đức từ trước. Năm ngoái, khi Bùi Đắc Tuyên đưa được mẹ con Bùi Thị Lan và gia đình các tướng lãnh trốn thoát khỏi thành Hoàng Đế về Phú Xuân, Nguyễn Huệ để mẹ con Bùi Thị Lan ở hậu cung, phần Ngọc Hân, ông chọn một khu lầu các phía bắc, có khu vườn thượng uyển nên thơ dành riêng cho nàng và phong danh hiệu Bắc Cung vương phi. Ông cũng dành một gian nhà lớn cạnh Bắc cung để làm thư phòng cho mình. Nhìn người vợ trẻ đẹp như tiên dưới ánh trăng thanh, Nguyễn Huệ âu yếm nói:

Trăng Trung Thu đẹp qúa, phu nhơn xuất khẩu tặng ta một bài thơ đi.

Continue reading

Tây Sơn Tam Kiệt

TÂY SƠN TAM KIỆT

Trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử Việt Nam

Phần một

Lời Giới Thiệu

Én liệng Truông Mây nơi khởi đầu tuyên ngôn
“Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”

Én liệng Truông Mây (phần đầu của trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT) sẽ là một sự bất ngờ cho đôc giả bởi nội dung đồ sộ của nó!

Trong nhịp sống hiện đại, đa phần mọi người đều quay cuồng với cuộc mưu sinh, bước ra đường chưa đi đã chạy; mọi thông tin thì trao đổi qua email, điện thoại với vài đôi câu ngắn gọn, giản đơn. Vì thế ngay cả đọc sách, ai cũng đều muốn cầm một cuốn sách mong mỏng trên tay để không phải tốn nhiều thời gian vào nó. Thậm chí, ngày nay còn xuất hiện và phổ biến rộng rãi những truyện cực ngắn, truyện 100 chữ… Ấy vậy mà tác giả Vũ Thanh lại viết Én liệng Truông Mây dưới dạng chương hồi, kiểu trường thiên tiểu thuyết ngày xưa!

Và khuynh hướng viết về lịch sử cũng không được mấy người ưa chuộng, ấy vậy mà tác giả của Én liệng Truông Mây lại đi phục dựng chuyện đâu từ xửa từ xưa. Từ cái thời mà quan quyền ngang nhiên áp dụng mọi mánh khóe tận vét tài nguyên đất nước, tận vơ công sức người cùng khổ để làm giàu khối của cải cho riêng mình. Lại nói, đó là chuyện về anh ăn cướp ở xứ Truông Mây của thuở Đàng Trong Đàng Ngoài, thuở hai họ Trịnh – Nguyễn chia nhau cát cứ, phân tranh. Bằng sự dày công nghiên cứu, Én liệng Truông Mây đã vẽ ra trước mắt độc giả một bức tranh vừa sinh động vừa trung thực với hoàn cảnh lịch sử, địa lý của xã hội thời đó, thời mà con người thân xác tuy có nhọc nhằn vì bước chân mở cõi nhưng tâm hồn lại tràn ngập ánh sáng từ bi với một tấm lòng nhân bản.

Dù chán hay chê thì dòng đời vẫn chảy trôi, dù muốn hay không thì quá khứ ít nhiều gì cũng đọng lại trong lòng người. Ngẫm nghĩ quá khứ, nhận thức lịch sử là cả một quá trình tiếp nối thường xuyên. Lịch sử luôn được nhận thức lại để ghi nhận sự kiện đã xảy ra và đánh giá rồi để lấy đó làm dữ liệu cho bài học tương lai. Nhưng sự kiện mấy anh ăn cướp hội tụ ở Truông Mây, phủ Hoài Nhơn, vùng đất Bình Định thời Trịnh – Nguyễn phân tranh vẫn chưa được chính sử ghi nhận. Ngày nay, ta biết đến chỉ qua câu ca dân gian truyền lại:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành

Vào gần cuối thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa của những người áo vải đất Tây Sơn chống đối thế lực cường quyền mới được chính sử Việt Nam ghi nhận, dù một thời các sử quan đã gọi họ là bọn dấy loạn. Được sử ghi chép là vì cuộc dấy nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn đã xóa tan cả một thể chế cầm quyền cung Vua phủ Chúa kéo dài trăm năm hơn. Với các trận chiến nổi tiếng đi vào lịch sử dân tộc như trận Rạch Gầm – Xoài Mút, trận Ngọc Hồi – Đống Đa… cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn đã lập nên một vương triều tuy ngắn ngủi nhưng mang một chính nghĩa sáng ngời với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi tầng lớp.

Những giáo sĩ Tây phương sang Việt Nam truyền đạo thời bấy giờ đã từng chép lại việc làm của nghĩa quân Tây Sơn như sau:

Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi… Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ…”[1]

Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” là tuyên ngôn đòi công bằng cho kẻ nghèo khó bị áp bức. Nếu căn cứ vào chuyện kể dân gian thì khẩu hiệu này được chàng Lía khơi mào và thực hiện trước cả cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn tam kiệt. Chàng Lía là một nhân vật có cùng quê mẹ đất Phú Lạc, vùng Tuy Viễn với ba anh em nhà Tây Sơn. Vè “Chàng Lía” ở Bình Định được lưu truyền cùng nhiệm vụ thực thi lý tưởng của Lía, của những người tụ nghĩa ở Truông Mây:

… Kiếm nhà trọc phú mới đành ra tay

Kẻ nào tàn ác lâu nay

Lía sai cướp của, đoạt tài chẳng dung

Nhất là những bậc nhà quan

Nghe chàng Lía dọa, kinh hoàng như điên…

Lía là ai? Lía có phải là một nhân vật có thật thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn hay không? Chàng Lía chưa được chính sử ghi nhận có phải là vì cuộc dấy nghĩa của chàng và những anh em ở Truông Mây không có kết quả chăng? Cái chết bi thảm của Lía nói lên điều gì trong công cuộc thực hiện tuyên ngôn “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”?

Dã sử, nói dễ hiểu là viết lại những sự kiện lịch sử, dĩ nhiên sẽ hư cấu thêm để người đời nay có thể cùng chung sống với người xưa. Từ xưa, vè “Chàng Lía” lưu truyền trong dân gian đã thực hiện điều đó. Và nay, Én liệng Truông Mây, phần một của bộ trường thiên tiểu thuyết đồ sộ mà Vũ Thanh ra công xây dựng cũng đang thực hiện điều đó.

Viết dã sử thật không có gì thích hợp hơn bằng trường thiên tiểu thuyết. Người Việt Nam từ lâu vốn đã quen với thể loại này. Xưa kia có Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia, gần đây có Sông Côn mùa lũ viết về thân phận của bậc hiền sĩ chán ngán chuyện chiến chinh của Nguyễn Mộng Giác đã đem đến cho người đọc bao ngậm ngùi. Khi chữ quốc ngữ – chữ viết theo mẫu tự Latin thịnh hành, việc in ấn đã ở giai đoạn phát triển thì những Tam quốc diễn nghĩa, Tây du, Thủy hử… khiến bao thế hệ trước thích thú tìm đọc, ngay cả những loại sách võ hiệp kỳ tình của Kim Dung…. Điều đó đã chứng tỏ lịch sử với trường thiên tiểu thuyết vẫn còn chân giá trị sứ mệnh của nó.

Xuất thân từ môi trường sư phạm, tiểu thuyết của Vũ Thanh mang nặng tính giáo dục. Không như những tiểu thuyết gia khác cố ý xây dựng những nhân vật phản diện thật độc ác để tạo sự hấp dẫn, gay cấn cho người đọc, Én liệng Truông Mây không hề có những nhân vật quái dị như Tây Độc Âu Dương Phong, Đông Tà Hoàng Dược Sư kiểu Kim Dung, hay độc ác và hèn hạ đến trơ tráo như Lương Hoàn kiểu Cổ Long. vì ông cho rằng độc giả vốn bắt chước và học hỏi cái xấu, cái ác dễ và nhanh hơn điều thiện, cho nên ở Én Liệng Truông Mây chỉ có những nhân vật hiệp sĩ nghĩa khí luôn phóng tâm thực thi khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Hình mẫu hiệp sĩ này là sản phẩm của xã hội thời đó, một xã hội mà Phật giáo là Quốc giáo cùng với chủ trương Tam giáo đồng lưu của Chúa Nguyễn Phúc Chú đã làm bộ mặt xã hội Đàng Trong trở nên hoàn thiện hơn, thân thiết hơn và nhân bản hơn. Và hình mẫu này đã được tác giả Vũ Thanh gói gọn trong vài dòng ngắn gọn nhưng thật súc tích: “Người hiệp sĩ Việt có cái khí tiết quân tử và đức độ trung dung của Nho giáo, có tính ung dung tiêu sái của Lão giáo, có tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt Nho nguyên thủy.”

Với một xã hội đặt trên nền tảng đạo đức như vậy nên suốt chiều dài câu chuyện Én liệng Truông Mây luôn bàng bạc ánh sáng từ bi, điển hình là qua lời dạy ngắn gọn của một thiền sư: “Là họa là phúc đều đã có nhân duyên từ tiền kiếp. Việc các con nên làm bây giờ là phải trì chú tu tâm hành thiện, đem cái thiện nghiệp lực của mình làm nhẹ bớt đi hung nghiệp cho đứa con. Các con nên nhớ rằng để cải hóa những đứa trẻ ngỗ nghịch không gì bằng tình thương, nhất là tình thương của người mẹ”. Mẹ của chú Lía đã có thể thay đổi chàng từ một đứa trẻ ngỗ nghịch, hung dữ trở thành một người hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, hết mực thương yêu bảo bọc cho những người cùng khổ. Và cũng chính nhờ tấm lòng đó mà Lía đã cảm hóa được vợ mình, một phụ nữ nhan sắc, lúc nào cũng rắp tâm báo thù cho chồng cũ và gia đình.

Cũng từ cách xây dựng hình tượng người hiệp sĩ như thế, ta có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa trong Én liệng Truông Mây không chỉ là cuộc đấu tranh của những người cùng khổ chống lại ách bạo quyền và bóc lột, thực thi câu tuyên ngôn trên mà nó còn là cuộc đấu tranh giữa lòng nhân đạo của những người hiệp sĩ chống lại dục vọng đời thường của những kẻ xấu xa, chỉ vì ham mê danh lợi, tiền tài và mỹ sắc đã đang tâm phản bạn đưa đến việc thành Truông Mây sụp đổ chôn vùi hàng ngàn nghĩa sĩ. Thất bại dẫn đến cái chết của những hiệp sĩ Truông Mây phản ánh một xã hội mà dục vọng và tà tâm đang hồi cực thịnh. Nhưng chính nghĩa rồi cũng sẽ thắng hung tàn, chí nhân rồi sẽ thay cường bạo. Thành Truông Mây tuy sụp đổ nhưng những mảnh vụn ấy đã nhào trộn với máu đỏ của những anh hùng, đúc thành một cái móng vững chắc cho thành Tây Sơn. Và hào khí tỏa ra từ những cái chết lẫm liệt của các hiệp sĩ Truông Mây đã nhóm lên một ngọn lửa đỏ trên lá cờ đào, hun đúc bầu nhiệt huyết trong lòng những người kế tục, để rồi với sự dẫn dắt tài tình của Tây Sơn tam kiệt, lá cờ đào kia đã nhanh chóng từ một nơi hẻo lánh, lan rộng và phủ trùm cả cõi bờ Đại Việt từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau, chói lọi khắp năm châu.

Không những vậy, ở Én liệng Truông Mây chúng ta còn tìm thấy những tấm lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, thượng võ của người hiệp sĩ Việt trong việc phát huy nền võ thuật cổ truyền dân tộc qua những trận so tài ngoạn mục với các võ sĩ Trung Hoa, Nhật bản, Xiêm La… Đồng thời, lẫn khuất đâu đó là những chuyện tình éo le thời loạn lạc, đẹp nhẹ nhàng nhưng rất mực mặn mà, thủy chung.

Én liệng Truông Mây đã tái dựng nên một giai đoạn lịch sử thời Trịnh – Nguyễn đầy biến động. Và địa danh Truông Mây, nơi khơi mào tuyên ngôn của sự công bằng, nơi lóe lên tia chớp soi đường cho những nghĩa sĩ sẽ tụ nghĩa ở Tây Sơn cũng là nơi khởi đầu cho những địa danh lịch sử hừng hực lửa trong phần hai: Nhất Thống Sơn Hà của bộ trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT, , bộ trường thiên đáng lưu tâm để mọi người cùng nhau ngẫm về quá khứ.

Với bộ trường thiên này, thật đáng để ghi nhận những nỗ lực tột cùng của tác giả. Sống ở Florida, giữa xã hội vật chất phương Tây đầy chuyển động thế mà Vũ Thanh miệt mài cầm bút và đã từng góp cho quê nhà truyện thơ Trường thi Hòn Vọng Phu (NXB Trẻ, 2012) tái hiện dung mạo đất nước một thời lắm nỗi trái ngang. Nay Vũ Thanh lại ra công tiếp tục thực hiện việc giới thiệu lịch sử, văn hóa của cố quận – vùng đất Bình Định, nơi còn lưu lại chuyện xưa qua những câu vè, nơi đã sản sinh ra bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ… Sự ghi nhận không chỉ ở công sức mà có cả tâm huyết trong người cầm bút, hồn luôn gởi ở quê hương.

Quê nhà Tây Sơn – Xuân Giáp Ngọ

Phan Trường Nghị

*** Sách có bán tại các nhà sách chi nhánh của nhà xuất bản Trẻ và Cty FAHASA toàn quốc.

 


[1] Trích Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, NXB Quân đội nhân dân, 1976{jcomments on}

Quy Nhơn Đôi Mắt Người Xưa

 

https://www.youtube.com/watch?v=LBCwfHMFKsg

Nhạc và Lời: Vũ Thanh. Hòa âm và trình bày: Quốc Khanh.
Asia 70 – Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu.
Video này tác quyền thuộc trung tâm ASIA, người post chỉ mong giới thiệu bài hát đến những người dân địa phương tại thành phố Quy Nhơn, xin đừng xóa. Cảm ơn.

Quy Nhơn Đôi Mắt Người Xưa là nhạc phẩm thứ 5 trong “Bản trường ca Quy Nhơn Đôi Mắt Người Xưa” của Vũ Thanh. Bản trưuờng ca gồm 5 ca khúc và 800 câu thơ.
Các bạn có thể đọc và thưởng thức bản trường ca đó tại trang web: vuthanhquockhanh.com.

{jcomments on}

Tình Thơ Trương Chi – Mỵ Nương.[ 5]

Phần 5

Nén lệ vu qui

(Mỵ Nương theo ý Cha Mẹ, gạt nước mắt thẹn thùng đi lấy chồng)

(câu 277-328)


*

Chiều buông dòng nước lững lờ

Bên sông khói sóng phủ bờ lau xanh

Con khuyên hót nhỏ trên cành

Lẻ loi cánh nhạn bay nhanh về ngàn

Hững hờ tay nhấn phím đàn

Nàng ngồi đợi ánh trăng vàng bên sông

Continue reading